NHỮNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẦN THIẾT VÀ LÀM SAO ĐỂ ÁP DỤNG CHÚNG TRONG CÔNG VIỆC

Kỹ năng quản lý doanh nghiệp không chỉ đơn giản là bảo nhân viên cần làm gì. Người quản lý cần phải nắm được cách tổ chức, tài chính, giao tiếp trong doanh nghiệp, cũng như có hiểu chính xác thị trường đặc thù của lĩnh vực kinh doanh và những công nghệ, chính sách thích hợp. Các nhà quản lý không nhất thiết phải là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp, nhưng công việc của họ thì rất thiết yếu: giúp đỡ mọi người làm việc với nhau một cách nhất quán và gắn bó.

 

Kỹ năng quản lý và kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng quản lý và kỹ năng lãnh đạo có những mặt chung  nhất định, vì cả hai đều liên quan đến giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, ra quyết định, ủy quyền, giao tiếp và quản lý thời gian. Một người quản lý tốt thường là một người lãnh đạo giỏi. Tuy nhiên, vai trò của hai vị trí này là hoàn toàn khác biệt.

Nói chung, kỹ năng quản lý thiên về tổ chức và tương đối máy móc. Không phải nghĩa tiêu cực như là sự vận hành cứng nhắc của máy móc, mà người quản lý hơn thế cần tập trung vào những kĩ thuật như “làm thế nào” để giải quyết vấn đề. Đối lập với điều đó, các nhà lãnh đạo lại quan tâm đến câu hỏi “vì sao”, động viên và truyền cảm hứng cho nhân viên của họ. Nói về lãnh đạo là nói về con người. Không phải tất cả nhà lãnh đạo đều biết kỹ năng quản lý, và cũng không phải nhà quản lý nào cũng hiểu về kỹ năng lãnh đạo.

Vai trò quan trọng của những nhà quản lý là đảm bảo tất cả các bộ phận trong công ty đều đang hoạt động nhịp nhàng với nhau. Nếu không có sự phối hợp đó, các vấn đề có thể phát sinh và các vết nứt trong doanh nghiệp cứ ngày một to hơn.

kỹ năng quản lý

Làm sao để sử dụng các kỹ năng quản lý?

Kỹ năng quản lý cần thiết đối với mọi vị trí trong doanh nghiệp, từ người đứng đầu đến những nhân viên bình thường.

Khi bạn tìm kiếm nghề nghiệp, các bản mô tả công việc có thể có hay không nhắc tới các từ như “quản lý”. Điều đó có nghĩa là bạn phải đọc thật kỹ nội dung để xác định những kỹ năng mà một ứng viên tiềm năng cần có.

Tip: Nghiên cứu về công ty đó một cách cẩn thận để xác định những phong cách quản lý nào mà doanh nghiệp thường sử dụng, từ đó đánh giá xem những kỹ năng nào mà doanh nghiệp đang cần.

Một khi biết được những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, bạn có thể thể hiện điều đó trong bản CV và buổi phỏng vấn. Hãy chuẩn bị những ví dụ mà bạn thể hiện được những kỹ năng quản lý này trước để chắc chắn có những câu trả lời trôi chảy khi phỏng vấn.

Mặc dù các công ty tìm kiếm và yêu cầu những kỹ năng quản lý khác nhau, tuy nhiên bạn có thể sử dụng những cách sau đây để phát hiện ra những điều bản thân cần có.

 

Những ví dụ về kỹ năng quản lý

Hầu hết các kỹ năng quản lý đều liên quan tới ba chức năng nền tảng cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, chỉ đạo và giám sát.

 

Lập kế hoạch

Những nhà quản lý cá nhân có thể có hoặc không tham gia vào quá trình soạn thảo chính sách và chiến lược của công ty. Tuy nhiên, ngay cả những người không tham gia cũng cần biết lập kế hoạch. Bạn cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và chịu trách nhiệm đạt được chúng. Bạn có thể phải điều chỉnh những kế hoạch của người khác. Trong cả hai nhiệm vụ ấy, bạn đều phải xác định năng lực của mình đến đâu, tăng thời gian và ngân sách, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm.

 

Tổ chức

Tổ chức nói chung là xây dựng cấu trúc để hỗ trợ hay hoàn thành một kế hoạch. Điều này có thể liên quan đến việc tạo ra một hệ thống mới, ai sẽ báo cáo cho ai, thiết kế cách bài trí khác cho văn phòng, hoặc xây dựng kế hoạch, chính sách xung quanh các vấn đề như làm sao để thực hiện dự án, làm sao để hoàn thành deadline và làm sao để có những bước ngoặt thành công.

Tổ chức cũng có nghĩa là giúp các nhà lãnh đạo dưới sự chỉ đạo của bạn quản lý tốt nhân viên của họ. Tổ chức là việc lập kế hoạch và tầm nhìn xa, đòi hỏi cái nhìn bao quát toàn bộ bức tranh lớn.

 

Điều phối

Người quản lý cần phải biết những gì đang xảy ra, những gì cần phải xảy ra và những ai có thể hoàn thành nhiệm vụ đó. Nếu ai đó đang hiểu sai, nếu ai đó đang cần giúp đỡ, nếu một vấn đề đang bị bỏ qua và tiềm năng không được sử dụng, nhà quản lý cần phải thông báo và giải quyết vấn đề. Điều phối là kỹ năng quản lý đưa tổ chức hoạt động như một thể thống nhất

 

Chỉ đạo

Chỉ đạo là việc bạn nói cho người khác họ cần làm gì, hay còn gọi là ủy thác. Đưa yêu cầu và ra quyết định: ai đó phải làm việc này, và đương nhiên, ai đó ở đây có thể là bạn.

 

Giám sát

Giám sát là theo dõi những gì đang diễn ra và chỉnh lại bất cứ thứ gì đang rời khỏi vị trí. Nó bao gồm mọi thứ từ việc xem xét tính hiệu quả của mô hình kinh doanh đến đảm bảo dự án được duy trì đúng thời hạn và ngân sách.

 

Quản lý đang là vị trí uy tín và được trả lương cao nhất hiện nay. Vì thế, quản lý, tốt hay xấu, đều ảnh hưởng đến rất nhiều người. Do đó, kỹ năng quản lý của bạn là vô cùng quan trọng.