Catalogue Là Gì? Các Tiêu Chuẩn Thiết Kế Catalogue Đẹp Và Sáng Tạo

Catalogue được xem như cuốn từ điển dành riêng cho các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Catalog sẽ mô tả cụ thể nguồn gốc và tính năng, hình ảnh chi tiết cho khách hàng hay đối tác dễ dàng hình dung và lựa chọn. MODIAZ sẽ cùng bạn tìm hiểu các tiêu chuẩn thiết kế Catalogue đẹp và sáng tạo trong bài viết dưới đây. 

Catalogue là gì?

Theo định nghĩa Catalogue (một số nơi gọi là Catalog) là một quyển tài liệu, ấn phẩm quảng cáo được phát hành và phân phối qua các hệ thống cửa hàng hoặc qua email của công ty. Thiết kế Catalogue bao gồm hình ảnh và các đoạn miêu tả thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp bởi công ty đó.

>>> Xem thêm: Thiết Kế Bìa Hồ Sơ Năng Lực Đẹp Và Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Các Định Dạng Của Thiết Kế Catalogue

Có 2 định dạng cần phải lưu ý khi thiết kế catalogue để phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng
1. Catalogue in ấn:

Các thiết kế catalogue in ấn nói chung đạt hiệu quả vượt trội so với các ấn phẩm quảng bá khác. Những lợi thế dưới đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn: Tăng Nhận Diện Thương Hiệu Hiệu Quả; Thân thiện với người sử dụng; Dễ đọc dễ xem

2. Catalogue online:

Ngày nay, có không ít các công ty chỉ sử dụng nền tảng digital để thiết kế và phân phối catalogue của mình với mục đích quảng bá sản phẩm.Thiết kế catalogue online thường được xuất bản dưới định dạng PDF, để nhanh chóng và dễ dàng gửi tới khách hàng.
Lợi thế của catalogue online là không lo bị giới hạn về số trang cũng như chi phí phân phối rất rất thấp. Hơn thế nữa, việc chia sẻ và quảng bá catalogue cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần tải nó lên website của mình mà thôi. Nhược điểm của catalogue online có thể sẽ là khả năng tương tác trực tiếp với người xem sẽ bị giảm so với catalogue in ấn.

>>> Xem thêm: 6 Tips thiết kế poster sáng tạo, đẹp mắt và hiệu quả

Những phần cơ bản trên một cuốn catalogue

Một cuốn catalogue tiêu chuẩn thường gồm: 
Trang bìa trước: Thường được làm từ bìa cứng hơn các trang bên trong, bao gồm hình ảnh lớn minh họa thể hiện lĩnh vực hoạt động, logo, tên thương hiệu, slogan công ty, có thể thêm một số đồ họa trang trí. Trang này không nên có nhiều chữ.
Trang mục lục: Gồm các tên tựa đề mục và số trang. Nếu số trang nhiều và nội dung chia thành nhiều chủ đề, nên có trang mục lục để tiện cho khách hàng dễ bao quát và tiếp thu thông tin. Chỉ nhìn vào mục lục là có thể nắm được toàn bộ sơ lược, giúp họ dễ tra cứu và giảm thời gian lật đi lật lại các trang để tìm nội dung.
Phần giới thiệu về doanh nghiệp: Nên chỉ ghi ngắn gọn sơ về công ty, tránh dài dòng, nhàm chán và trải dài nhiều trang. Có thể đi từ lịch sử hình thành đến quá trình phát triển và các phương châm làm việc, nhưng không nên lan man.
Phần giới thiệu dịch vụ và sản phẩm (số lượng trang phụ thuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp muốn giới thiệu): Có thể giới thiệu ảnh chụp nhiều góc độ sản phẩm, cách dùng, tính năng, thông số kĩ thuật,… 
Trang lời kết: Lời kết thường là lời cam kết về chất lượng dịch vụ và sản phẩm công ty.
Phụ lục: Nếu cần lí giải chung cho những thuật ngữ ở những trang trước, thì có thể làm trang phụ lục. Hoặc nếu muốn bổ sung biểu đồ, bản vẽ, thì cũng có thể ghi ở đây.
Trang bìa sau: Trang bìa sau thường ghi thông tin liên hệ, bạn có thể để logo và slogan công ty ở giữa bìa sau mà không cần hình ảnh gì nhiều. Tuy nhiên, cũng có thể để một vài hình ảnh nhỏ về lĩnh vực hoạt động ở phía dưới, trên phần thông tin liên hệ.
Một số công ty nhiều chi nhánh cũng có thể ghi danh sách mạng lưới phân phối, hay danh sách khách hàng, hoặc logo đối tác ở bìa sau.
>>> Xem thêm: Combo thiết kế và in tờ rơi, tờ gấp chuyên nghiệp tại Hà Nội

Những chú ý trên cuốn catalogue cần phải có

Ý tưởng: Cần sáng tạo, độc đáo. Đầu tiên nên lên ý tưởng chia bao nhiêu phần phần cho catalogue của bạn, ý chính của mỗi phần là gì, các trang trong mỗi phần cần viết những nội dung gì, hình ảnh chủ đề gì,…
Nội dung: Một cuốn catalogue dày cộp khó mang theo, lại nhiều chữ sẽ khiến khách hàng chán ngán khi đọc. Ngoài ra, việc in ấn quá nhiều trang sẽ độn chi phí lên cao gây tốn kém mà hiệu quả mang lại không như ý. 
Chất liệu giấy: Giấy couche là loại thường được sử dụng phổ biến nhất bởi độ bóng đẹp mà giá thành lại hợp lí. Nhưng cũng có thể dùng nhiều loại khác như giấy fort, giấy bristol, giấy ivory,…
Số trang: Không giới hạn, tùy vào số lượng sản phẩm.
Định lượng: Ruột thường là giấy C100gr, C120gr, C150gr, C200gr. Còn bìa thường dày hơn nên hay dùng loại C250gr, C300gr.
Bố cục trang: Đồng đều, hài hòa, không nên để mất cân bằng giữa phần hình phần và chữ.
Font chữ: Thường dùng font đặc trưng của thương hiệu. Nhưng cũng nên dùng những font khác dễ đọc.
Hình ảnh: bắt buộc phải có độ phân giải cao để chất lượng in không bị mờ, kém chuyên nghiệp.
Gia công: bấm keo hoặc bấm kim để đóng cuốn, cán bóng, cán mờ, bế thúc nổi, bế đục thủng tạo hình, ép nhũ, phủ UV định hình,…

Quy trình thiết kế Catalogue tại MODIAZ:

1. Nhận yêu cầu, tư vấn
2. Nhận tài liệu (ý tưởng, mẫu, font chữ, mã màu, logo…)
3. Demo
4. Hoàn thiện sản phẩm và bàn giao.

Quy trình in Catalogue tại MODIAZ:

1. Nhận yêu cầu, tư vấn
2. Sử dụng file MODIAZ thiết kế hoặc nhận tài liệu từ khách hàng ( file thiết kế, yêu cầu..)
3. In test
4. Hoàn thiện sản phẩm và bàn giao

Bạn có thể đặt hàng hoặc gửi yêu cầu, thắc mắc cần tư vấn cho MODIAZ tại:

[contact-form-7 id=”1909″ title=”Form đăng ký”]

https://www.messenger.com/t/ModiazVN